Cao đẳng Dược ra trường làm gì, yêu cầu công việc?

Học Cao đẳng Dược ra trường làm gì, yêu cầu đầu vào có khó không là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ có ý định bước chân vào ngành nghề này. Căn cứ vào Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH yêu cầu năng lực khi tốt nghiệp cao đẳng ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, người học ngành Cao đẳng Dược có thể đảm nhận nhiều vị trí việc làm phổ biến với phạm vi công việc cũng như đặc thù riêng.

Cao đẳng Dược là ngành nghề liên quan tới thuốc, có ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Dược hệ Cao đẳng với thời gian đào tạo 3 năm. Sinh viên cần được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp.

Dựa vào Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH yêu cầu năng lực khi tốt nghiệp cao đẳng ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, bạn có thể tham khảo môi trường, vị trí công việc cũng như yêu cầu đầu ra của ngành học này để giải đáp thắc mắc cao đẳng Dược ra trường làm gì.

Môi trường làm việc chủ yếu người học Cao đẳng Dược

  • Các phòng thí nghiệm của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu;
  • Viện, trung tâm, phòng kiểm nghiệm;
  • Các công ty dược, nhà thuốc, quầy thuốc, kho thuốc;
  • Bộ phận dược của các cơ sở y tế như bệnh viện các tuyến, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám chữa bệnh…,

Tốt nghiệp Cao đẳng Dược ra trường làm gì?

Kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm:

  • Lấy và xử lý mẫu
  • Hủy mẫu kiểm nghiệm
  • Kiểm tra chất lượng mẫu
  • Tổng hợp đánh giá kết quả phân tích
  • Quản lý hoạt động thử nghiệm

Đảm bảo chất lượng:

  • Giám sát, kiểm tra quá trình sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm theo các quy trình chuẩn.

Bán lẻ thuốc:

  • Kiểm nhập, sắp xếp, bảo quản, tư vấn lựa chọn, hướng dẫn sử dụng và bán thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường-dược liệu, chốt đơn hàng, số lượng hàng hóa đã bán…

Chủ quầy thuốc:

  • Chọn địa điểm mở quầy, trang thiết bị, các mặt hàng kinh doanh
  • Lựa chọn nhà cung cấp; quyết định đến chiến lược kinh doanh, quản lý kinh tế
  • Quyết định tuyển dụng, tổ chức nhân sự tại quầy thuốc, bán lẻ thuốc-mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu…

Kho dược và vật tư y tế:

  • Nhập – xuất, sắp xếp, bảo quản thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế
  • Giao hàng, xử lý thuốc bị trả về hoặc thu hồi
  • Thực hiện lao động trong kho, vệ sinh, an toàn kho
  • Kiểm tra, kiểm soát thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu – hóa chất về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng…

Thủ kho dược và vật tư y tế:

  • Thực hiện nhiệm vụ của một nhân viên kho
  • Tổ chức lao động trong kho
  • Quản lý thuốc – mỹ phẩm- thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu – hóa chất, các loại thiết bị…

Marketing – giới thiệu thuốc:

  • Phát triển thị trường, giới thiệu, bán sản phẩm của doanh nghiệp dược tới cán bộ y tế của cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc, quầy thuốc…
  • Công tác dược tại cơ sở y tế: 
  • Lập dự trù, kiểm nhập, sắp xếp, bảo quản, cấp phát thuốc – hóa chất – vật tư y tế – dược liệu

Kiểm kê kho:

  • Theo dõi, thống kê, báo cáo số liệu thuốc – hóa chất – vật tư y tế – dược liệu
  • Pha chế và kiểm tra chất lượng thuốc; nghiệp vụ dược
  • Bán lẻ thuốc – mỹ phẩm-thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu tại nhà thuốc bệnh viện.
cao dang duoc ra truong lam gi
Cử nhân ngành Cao đẳng Dược có thể đảm nhận nhiều vị trí, công việc liên quan

Yêu cầu đầu ra sinh viên ngành Cao đẳng Dược 

Bên cạnh cao đẳng Dược ra trường làm gì, người học cũng cần nắm được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm cũng như khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp. Bởi điều này sẽ quyết định đến cơ hội nghề nghiệp, sự phát triển bền vững trong sự nghiệp của bạn.

Về kiến thức cơ bản:

  • Kiến thức vi sinh – ký sinh trùng, giải phẫu sinh lý, bệnh học, hóa học và thực vật ứng dụng trong Dược.
  • Vị trí, vai trò, chức năng của lĩnh vực Dược trong hệ thống y tế Việt Nam.
  • Nội dung cơ bản của Luật Dược và các văn bản pháp luật liên quan đến hành nghề dược.
  • Dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm.
  • Đặc điểm và công dụng của 100 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu.
  • Vai trò các thành phần trong công thức thuốc và phân biệt các dạng bào chế.
  • Quy trình sản xuất một số dạng thuốc quy ước.
  • Quản lý điều hành tổ sản xuất và phương pháp lập kế hoạch sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng.
  • Quy định lấy mẫu, lưu mẫu kiểm nghiệm, hủy mẫu kiểm nghiệm và các quy định về môi trường kiểm nghiệm.
  • Phương pháp thử trong kiểm nghiệm các dạng bào chế và nguyên liệu làm thuốc.
  • Hệ thống quản lý chất lượng thuốc tại Việt Nam và các quy định đảm bảo chất lượng.
  • Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt (GMP, GSP, GPP, GLP) trong thực hành nghề nghiệp.
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế.
  • Quy định về sắp xếp, bảo quản thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế.
  • Các tương tác thuốc thường gặp và biện pháp hạn chế tương tác bất lợi.
  • Chế độ sử dụng thuốc phù hợp cho từng đối tượng: trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
  • Các khái niệm, quy luật và nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế dược và quản trị kinh doanh dược, Marketing dược.
  • Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Về kỹ năng giao tiếp:

  • Giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, bệnh nhân và cộng đồng.
  • Tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin, viết, thuyết trình, thảo luận và đàm phán phù hợp.
  • Nhận biết, hướng dẫn sử dụng thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm, và 100 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu an toàn, hiệu quả.
  • Sản xuất, pha chế thuốc và thực phẩm chức năng theo tiêu chuẩn GMP.
  • Phân công, giám sát công việc trong tổ sản xuất, kho thuốc, quầy thuốc.
  • Sử dụng dụng cụ, thiết bị phòng thí nghiệm để kiểm nghiệm thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
  • Lấy mẫu và kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng theo quy định.
  • Pha chế dung dịch chuẩn, dung dịch gốc và thuốc thử đúng quy định.
  • Kiểm nghiệm dược liệu theo tiêu chuẩn Dược Điển.
  • Kiểm soát điều kiện môi trường thử nghiệm và hủy mẫu đúng quy định.
  • Bảo dưỡng thiết bị sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản.
  • Giám sát quá trình sản xuất theo quy định.
  • Chẩn đoán bệnh thông thường và xác định tình huống cần tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ.
  • Tư vấn, lựa chọn, bán và hướng dẫn sử dụng thuốc cơ bản đảm bảo an toàn, hiệu quả.
  • Sắp xếp, bảo quản thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu và vật tư y tế.
  • Lập chiến lược kinh doanh cho quầy thuốc.
  • Mua, nhập, kiểm soát chất lượng thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu và vật tư y tế.
  • Giao, gửi thuốc và dụng cụ y tế theo quy định.
  • Xử lý thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế trả về hoặc thu hồi.
  • Kiểm tra, kiểm soát số lượng, chất lượng và hạn sử dụng của thuốc cũng như dụng cụ y tế.
  • Lập kế hoạch cung ứng, bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu vật tư y tế.
  • Thu thập và báo cáo các phản ứng có hại của thuốc (ADR).
  • Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ cơ bản trong công việc chuyên môn.

Về mức độ tự chủ và trách nhiệm:

  • Áp dụng các nguyên tắc SOP, GPs và ISO trong lĩnh vực dược phẩm.
  • Tuân thủ quy định về an toàn lao động, sử dụng và bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị.
  • Sử dụng trang thiết bị ngành dược đúng nguyên tắc.
  • Đảm bảo quá trình kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
  • Đảm bảo chất lượng thuốc trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, cấp phát và bán các sản phẩm y tế.
  • Quản lý việc lựa chọn, mua sắm và hướng dẫn sử dụng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng hiệu quả an toàn.
  • Làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm.
  • Giải quyết vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.
  • Tận tụy trong việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
  • Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, hành nghề đúng quy định pháp luật, trung thực và khách quan.
  • Giám sát và hướng dẫn cấp dưới thực hiện nhiệm vụ.

Về học tập nâng cao trình độ:

Người học phải đạt được khối lượng kiến thức tối thiểu và năng lực cần thiết để tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn.

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực tự học, cập nhật tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành, nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng lĩnh vực.

cao dang duoc ra truong lam gi
Người học Cao đẳng Dược cần đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra để đáp ứng tốt yêu cầu công việc ở cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm và khả năng học tập

Yêu cầu đầu vào sinh viên ngành Cao đẳng Dược

Căn cứ Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH ngày ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, Cao đẳng. Trong đó đối với các ngành thuộc khối sức khoẻ ở 5 nhóm ngành nghề, có ngành Cao đẳng Dược được quy định:

  • Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (viết tắt là THPT) và tương đương trở lên. 
  • Hình thức tuyển sinh gồm xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp xét tuyển và thi tuyển. Đối với trường sử dụng phương thức xét tuyển (theo điểm kết quả THPT hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc hình thức khác) phải đảm bảo điểm trung bình cộng tối thiểu 6.0 trở lên. Trường sử dụng phương thức thi tuyển hoặc kết hợp cả thi tuyển và xét tuyển thì điểm trung bình cộng tối thiểu là 5.5 điểm trở lên.

Bên cạnh đó, Bộ LĐTBXH cũng đã có những sửa đổi, bổ sung về quy chế tuyển sinh đối với các ngành nghề trình độ Cao đẳng. Đối tượng tuyển sinh đã được mở rộng. Theo đó không chỉ có thí sinh đã tốt nghiệp THPT mà người có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông/giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hoá THPT; người đã có bằng tốt nghiệp Trung cấp có bằng tốt nghiệp THPT/giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục THPT/giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hoá THPT; học sinh đã tốt nghiệp THCS muốn học liên thông lên Cao đẳng và có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông/giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hoá THPT có bằng tốt nghiệp Trung cấp cùng ngành đào tạo,…

cao dang duoc ra truong lam gi
Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam tuyển sinh Cao đẳng Dược theo phương thức xét tuyển 2024

Trong các năm qua, các Trường Cao đẳng đào tạo khối ngành Sức khỏe đã thực hiện tốt nhiệm vụ và tuân thủ theo quy định của Bộ LĐTBXH trong việc đảm bảo tiêu chuẩn xét tuyển đầu vào. Trong đó Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam cũng đã áp dụng các quy định này trong quy chế tuyển sinh.

Theo đó, thí sinh có nguyện vọng học ngành Cao đẳng Dược năm 2024 tại Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam có thể áp dụng phương thức xét học bạ ngành Cao đẳng Dược đảm bảo các điều kiện như sau:

  • Tốt nghiệp THPT quốc gia hoặc trình độ tương đương.
  • Có năng lực hành vi dân sự, đạo đức phẩm chất tốt.
  • Không đang trong giai đoạn truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Đảm bảo sức khỏe để theo học tại Trường.

Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển ngay hôm nay theo Phiếu đăng ký tuyển sinh online Nhà trường. Hoặc có thể liên hệ về Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam theo thông tin liên hệ sau đây để được giải đáp thắc mắc 24/7. Trên đây là một số thông tin về cao đẳng Dược ra trường làm gì, yêu cầu đầu vào và đầu ra quý phụ huynh học sinh có thể tham khảo. Mọi thông tin cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ:

  • Trụ sở: Số 116 Nguyễn Huy Tưởng, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
  • Hà Nội: Số 40 Trần Cung, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
  • Hồ Chí Minh: Số 12 Trịnh Đình Thảo, Hòa Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh.
  • Gia Lai: Tầng 3, tòa nhà G4, Tổ 2, Phường Chi Lăng.
  • Đăk Lăk: Số 144 Phan Chu Trinh, Tân Lợi, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.
  • https://ydvn.edu.vn
  • Hotline: 0966.988.638

Nguồn tài liệu tham khảo:

Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2018 ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khoẻ và dịch vụ xã hội.

Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH ngày ngày 07 tháng 7 năm 2021 quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng.

Tags: ,