Mở phòng khám vật lý trị liệu Phục hồi chức năng cần đáp ứng điều kiện gì, quy trình ra sao?

Chủ động tìm hiểu quy định, hồ sơ cần thiết để mở phòng khám vật lý trị liệu giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn khi có ý định thành lập cơ sở điều trị này.

Bạn đang có ý định theo học hoặc mong muốn mở phòng khám vật lý trị liệu Phục hồi chức năng nhưng chưa có thông tin về điều kiện, quy trình thực hiện hồ sơ thế nào. Cùng trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam tìm hiểu ngay sau đây.

1. Chức năng hoạt động của các phòng khám vật lý trị liệu

Bên cạnh các chuyên ngành như Dược, Điều dưỡng hay Y học cổ truyền thì kỹ thuật Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng  có thể còn khá mới mẻ với nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, đây là một trong các chuyên ngành đang phát triển nhanh chóng. Với vai trò giúp người bệnh điều trị hiệu quả các tổn thương của cơ thể bằng các biện pháp không dùng thuốc, ngày càng nhiều người dân đã tin tưởng phương pháp này. Ngoài các bệnh viện, thì các phòng khám vật lý trị liệu cũng dần được mở rộng để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.

Vật lý trị liệu giúp người bệnh điều trị hiệu quả các tổn thương của cơ thể

Các phòng khám vật lý trị liệu – phục hồi chức năng được phép hoạt động đã đáp ứng đủ các quy định của pháp luật, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị đạt chuẩn, phục vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Các phòng khám được thành lập ở địa phương còn đáp ứng nhu cầu điều trị, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí, thời gian di chuyển đến các bệnh viện.

2. Điều kiện cần phải đáp ứng khi mở phòng khám vật lý trị liệu

Trước khi xin giấy phép hoạt động, bạn cần đáp ứng những điều kiện về phòng khám vật lý trị liệu được quy định theo Điều 29, Thông tư 41/2011/TT-BYT như sau:

2.1 Cơ sở vật chất:

a) Xây dựng và thiết kế:

  • Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
  • Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;

b) Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh, trừ phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế. Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 12m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10m2;

c) Ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

  • Có buồng thủ thuật với diện tích ít nhất là 10m2 nếu có thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant);
  • Có buồng thăm dò chức năng với diện tích ít nhất là 10m2 nếu có thực hiện thăm dò chức năng;
  • Có buồng khám phụ khoa có diện tích ít nhất là 10 m2 nếu thực hiện việc khám phụ khoa hoặc khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
  • Có buồng thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình có diện tích ít nhất là 10m2 nếu thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình;
  • Có buồng vận động trị liệu có diện tích ít nhất là 40m2 nếu thực hiện vận động trị liệu;
  • Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt nếu có từ ba ghế răng trở lên thì diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5m2;
  • Phòng khám chuyên khoa nếu sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị X-quang chụp răng gắn liền với ghế răng) phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;

d) Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật, buồng kế hoạch hóa gia đình;

đ) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

Muốn mở phòng khám vật lý trị liệu cần phải đáp ứng nhiều điều kiện

2.2 Thiết bị y tế:

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
  • Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;
  • Phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế không phải có thiết bị, dụng cụ y tế quy định tại Điểm a và b Khoản 2 Điều này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với hoạt động tư vấn đã đăng ký.

2.3 Nhân sự:

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó;
  • Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó;

3. 03 Bước quan trọng cần biết khi mở phòng khám Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng

Sau khi đáp ứng các điều kiện mở phòng khám vật lý trị liệu Phục hồi chức năng, bạn bắt đầu việc chuẩn bị nộp hồ sơ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Căn cứ vào các Văn bản pháp lý, thủ tục hành chính theo quy định của Pháp luật, quy trình cấp giấy phép hoạt động Phòng khám Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng sẽ được thực hiện theo 03 bước:

  • Bước 1: Cơ sở khám bệnh chữa bệnh Vật lý trị liệu có yêu cầu cấp giấy phép hoạt động nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Y tế
  • Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động và và gửi lại cho cơ sở đề nghị cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Quy định
  • Bước 3: Trong khoảng thời gian tối đa 03 tháng kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở đề nghị hoặc trả lời lý do cụ thể với cơ sở không đủ điều kiện cấp giấy phép

Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phòng khám Kỹ thuật vật lý trị liệu chưa hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm đưa văn bản thông báo trả lời trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Văn bản thông báo nêu cụ thể là bổ sung và sửa đổi những gì. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.

4. Cơ sở đào tạo Cao đẳng vật lý trị Phục hồi chức năng uy tín

Hiện nay rất ít trường có đào tạo ngành Phục hồi chức năng vì ngành nghề này không phải trường nào cũng đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất và Giảng viên giảng dạy, tuy nhiên đến với Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam bạn hoàn toàn yên tâm và đặt trọn niềm tin vào ngôi trường có bề dày 16 năm kinh nghiệm này. Với  đội ngũ Giảng viên trình độ Thạc sỹ, Tiến sĩ giảng dạy tại các trường Đại học lớn tham gia đào tạo tại nhà trường, cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên

Chứng chỉ hành nghề được xem là tấm vé thông hành giúp bạn được trang trị kiến thức, kỹ năng

Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam là một trong các trường có sự đầu tư bài bản về cơ sở vật chất cũng như chương trình đào tạo các khối ngành liên quan đến sức khỏe nói chung và chuyên ngành Phục hồi chức năng nói riêng. Không chỉ là nơi đào tạo mà trường con đủ điều kiện tổ chức các kỳ thi và cấp chứng chỉ hành nghề của các khối ngành làm đẹp, thẩm mỹ, chăm sóc sức khỏe.

Mỗi năm, trường tuyển sinh với hình thức xét tuyển hồ sơ nhanh chóng, dễ dàng. Thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhà trường tại:

  • Cơ sở 1: Số 116 Nguyễn Huy Tưởng, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
  • Cơ sở 2:Số 12 Trịnh Đình Thảo, Hòa Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3: Số 144 Phan Chu Trinh, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
  • Cơ sở 4: Tầng 3, tòa nhà G4, Tổ 2, Phường Chi Lăng, TP. Pleiku

Nếu vẫn còn thắc mắc về chương trình đào tạo, liên hệ ngay Hotline: 0966.988.638 để được trường hướng dẫn chi tiết nhé!

Tags: , , , , , ,