Tia Laser là gì và Ứng dụng của Laser được dử dụng trong thẩm mỹ tại Việt Nam

Ứng Dụng Công Nghệ Laser Trong Làm Đẹp Tại Việt Nam

Sự ra đời của tia laser đã mở ra kỷ nguyên mới trong sử dụng ánh sáng vào lĩnh vực y học và chăm sóc sắc đẹp. Không chỉ chị em phụ nữ mà cả đấng mày râu cũng đều mong muốn che giấu được những khuyết điểm ngoại hình để trông đẹp hơn, tăng sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Vì thế, tại các spa và thẩm mỹ viện, bên cạnh các phương pháp làm đẹp truyền thống thì laser được ứng dụng như một bước đột phá trong công nghệ làm đẹp và đem lại hiệu quả gần như tức thì cho khách hàng.

Công nghệ laser là dịch vụ được sử dụng phổ biến ở các spa, viện thẩm mỹ trong điều trị bệnh lý về da và săn sóc thẩm mỹ. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ này như thế nào để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất và đảm bảo an toàn cho khách hàng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó không thể thiếu kiến thức về phân loại laser trong điều trị da liễu.

ứng dụng công nghệ của laser trong làm đẹp
Laser là công nghệ làm đẹp thông dụng tại các thẩm mỹ viện, spa, bệnh viện…

Laser là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation (tạm dịch “khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích”). Laser được hiểu là loại tia sáng mang năng lượng cao, có tác động tức thời khi tác động vào cơ thể mà không hề gây di chứng hậu quả lâu dài.

Laser được phỏng theo maser – thiết bị có cơ chế tương tự nhưng lại tạo ra tia vi sóng thay vì các bức xạ ánh sáng. Vào năm 1953, maser đầu tiên được tạo ra bởi Charles H. Townes và maser này không tạo ra tia sóng một cách liên tục.

Nikolay Gennadiyevich Basov và Aleksandr Mikhailovich Prokhorov của Liên bang Xô Viết tạo ra hệ thống phóng tia liên tục mà không cho các hạt xuống mức năng lượng bình thường, giữ nguyên tần suất.

Đến năm 1964, Charles Townes, Nikolai Basov và Aleksandr Prokhorov cùng nhận giải thưởng Nobel vật lý trong lĩnh vực điện lượng tử, thúc đẩy việc ra đời máy tạo dao động và khuếch đại dựa trên nguyên lý maser-laser.

Vào giai đoạn năm 1976 – 1977, máy laser lần đầu có mặt ở Việt Nam và đến giai đoạn 1980 – 1981, Việt Nam mới ứng dụng laser vào y học.

laser được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực ngoài làm đẹp
Laser được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực gia công vật liệu, quân sự, y tế

Phân loại laser
Tùy theo môi trường hoạt chất, ta chia laser thành ba loại:

  • Laser rắn: có môi trường hoạt chất ở thể rắn, bao gồm laser Nd: YAG (môi trường hoạt chất là YAG – Neodin), laser thủy tinh (môi trường hoạt chất là thủy tinh), laser ruby (môi trường hoạt chất là ruby), laser bán dẫn…
  • Laser lỏng: có môi trường hoạt chất ở thể lỏng, bao gồm 50 loại khác nhau. Laser màu hoạt chất là các chất màu pha lỏng trong những môi trường khác nhau.
  • Laser khí: có môi trường hoạt chất ở thể khí, bao gồm laser He-Ne (môi trường hoạt chất là hai khí Heli và Neon), laser CO2 (môi trường hoạt chất là khí CO2), laser Argon…

Tính chất của laser

Độ đơn sắc cao: Laser là chùm ánh sáng gồm các tia sáng có mức chênh lệch bước sóng nhỏ nhất so với những chùm sáng đơn sắc khác. Sự chênh lệch này gọi là phổ ánh sáng của chùm ánh sáng. Phổ càng hẹp thì độ đơn sắc của chùm sáng càng cao.

Độ định hướng cao: Laser có độ định hướng lý tưởng, có thể chiếu đi cực kỳ xa đến mức có thể dùng để đo khoảng cách trong vũ trụ.

Mật độ phổ rất cao: Còn gọi là độ chói, được tính bằng cách chia công suất của chùm sáng cho độ rộng của phổ. Vì độ rộng của phổ laser rất nhỏ nên laser có độ chói rất cao so với những nguồn sáng khác. Ví dụ, laser có công suất thấp như He-Ne có độ chói gấp hàng vạn lần độ chói từ ánh sáng mặt trời.

Công suất của laser: Tùy loại laser mà nguồn sáng có công suất khác nhau. Có những loại laser công suất mạnh tương đương hàng triệu kW, có thể dùng khoan cắt vật liệu, nhưng cũng có loại laser công suất thấp (laser He-Ne) chỉ 2MW – 10MW.

laser công suất thấp được dùng trong điều trị sẹo
Laser công suất thấp được dùng trong điều trị sẹo

Ứng dụng công nghệ laser trong làm đẹp, điều trị da liễu hiện nay
Những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự lên ngôi của các hệ laser mới được ứng dụng rộng rãi trong da liễu và đem lại kết quả điều trị khách quan cho nhiều tình trạng về da.

Ví dụ, các bớt hồng có thể loại bỏ mà không để lại sẹo ngay ở độ tuổi trẻ nhỏ; điều trị vết xăm, các hạt chất bẩn bắn vào da, thay đổi nhiễm sắc lành tính ở da đã có thể thực hiện với tác dụng phụ được tiết giảm tối đa; điều trị nếp nhăn, sẹo mụn trứng cá cũng rất hiệu quả với các hệ laser tương ứng; đốt, tẩy nốt ruồi xấu; tẩy lông; làm tan mỡ ở các vùng ứ đọng mỡ không mong muốn…

Các loại laser phổ biến trong điều trị da liễu

Laser chất màu dạng xung

  • Bước sóng: 577nm, 585 nm, 590nm, 600nm
  • Độ dài xung: 0.3 – 1.5 ms
  • Chỉ định: Điều trị bớt hồng ở trẻ em và người lớn, u máu vùng mặt, phì đại tuyến bã…

Laser Argon

  • Bước sóng: 488nm và 514 nm
  • Độ dài xung: 0.05 và 0.1s
  • Chỉ định: Điều trị các thay đổi do mạch máu và nhiễm sắc bề mặt; điều trị u máu, giãn mạch máu nhỏ; điều trị bớt hồng có biến đổi thành cục ở người lớn…

Laser Nd: YAG

  • Bước sóng: 1064 nm và 532 nm
  • Chế độ làm việc liên tục hoặc xung cực ngắn 10ns và xung dài 1 – 10ms
  • Chỉ định: Điều trị naevi hồng ở bề mặt dạng cục, các u máu thể hồng nằm sâu; điều trị các vết xăm; điều trị tổn thương da nhiễm sắc lành tính như vết bã cà phê, nốt ruồi lành tính…

Laser ruby xung cực ngắn

  • Bước sóng: 694 nm
  • Độ dài xung: 25ns hoặc 40 ns (có dạng xung dài 270μs)
  • Chỉ định: Điều trị vết xăm màu đen, xanh đen, xanh nước biển, xanh lá cây; điều trị tổn thương da nhiễm sắc lành tính như nốt ruồi người già, dày sừng da dầu, tàn nhang; loại bỏ lông ở người rậm lông (với dạng xung dài 270μs)…
laser ứng dụng trong triệt lông
Laser ứng dụng trong triệt lông

Laser Alexandrit

  • Bước sóng: 755 nm
  • Độ dài xung: 100ns
  • Chỉ định: Tẩy xăm và điều trị tổn thương nhiễm sắc lành tính

Laser CO2

  • Bước sóng: 10600nm
  • Độ dài xung: 0.6 ms và 0.9 ms
  • Chỉ định: Làm phẳng nếp nhăn ở mặt, sẹo trứng cá, u lành tính, dày sừng da dầu, viêm môi người già, u tuyến mồ hôi…

Laser Erbium – YAG

  • Bước sóng: 2940 nm
  • Độ dài xung: 0.2 ms
  • Chỉ định: Điều trị sẹo, loại bỏ tổn thương và thay đổi da rất nông (đặc biệt ở các vị trí khó như tuyến mồ hôi ở bờ mi)…

Hiện nay nắm bắt được nhu cầu sử dụng và học tập rất cao của các cơ sở Spa/ thẩm mỹ trên toàn quốc Khoa Thẩm Mỹ – Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam tổ chức đào tạo khóa Ứng dụng Công nghệ Laser trong chăm sóc sắc đẹp với chuyên gia Laser CNC công nghệ cao.
Khóa học được thiết kế với những nội dung đào tạo trọng tâm, thiết thực nhất cho các Spa áp dụng vào thực tế trong chăm sóc thẩm mỹ cho khách hàng.

Khóa đào tạo Laser tại YDC -Học viên được thực hành thực tập trên người thật dưới sự hướng dẫn và giám sát của chuyên gia Laser CNC

Học viên đăng ký học tại nhà trường được thực tập với các thiết bị máy móc hiện đại nhất hiện nay, được cầm tay chỉ việc đào tạo thuần thục các kỹ năng sử dụng máy công nghệ cao Laser, ngoài ra sau khi tốt nghiệp họp viên được cấp “CHỨNG CHỈ  ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LASER TRONG CHĂM SÓC SẮC ĐẸP” do Trường Cao đẳng Công nghệ Y Dược Việt Nam cấp. Có giá trị pháp lý trên toàn quốc để các cơ sở Spa được phép kinh doanh, sử dụng các dịch vụ về công nghệ cao, laser thẩm mỹ.
chứng chỉ laser
chứng chỉ laser

(Mẫu chứng chỉ được cấp sau khi thí sinh hoàn thành khóa học tại nhà trường)

Học viên đăng ký học khóa đào tạo liên hệ theo SĐT sau: Zalo 0966.988.638 ( Thầy Hoàng Đô )
—————–

♻️THÔNG TIN LIÊN HỆ♻️
KHOA THẨM MỸ – TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ Y DƯỢC VIỆT NAM
☎️Hotline: 0966.988.638
  • Trụ sở chính: Số 116 Nguyễn Huy Tưởng, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng
  • Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 12 Trịnh Đình Thảo, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú
  • Cơ sở Đắk Lăk: Số 144 Phan Chu Trinh, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
  • Cơ sở Gia Lai: Tầng 3, tòa nhà G4, Tổ 2, Phường Chi Lăng, TP. Pleiku
  • Cơ sở đào tạo thực hành: Số 40 Trần Cung, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

 

Tags: , , , ,