Cao đẳng Y sĩ Y học cổ truyền: Cơ hội và vị trí việc làm

Hệ Cao đẳng Y sĩ y học cổ truyền hiện đang nổi lên như một sự lựa chọn đáng chú ý của những người quan tâm đến lĩnh vực Y học. Đây là ngành  được đánh giá có tiềm năng rất lớn trong nền Y học hiện nay khi có thể bảo tồn được kiến thức truyền thống, kết hợp y học hiện đại trong khám chữa bệnh. Đặc biệt Y sĩ y học cổ truyền có thể cung cấp đa dạng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khi có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau một cách an toàn, hiệu quả.

Y sĩ y học cổ truyền và Cao đẳng y sĩ y học cổ truyền

Y sĩ y học cổ truyền

Y sĩ Y học cổ truyền được nhìn nhận giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Họ tham gia vào việc bảo tồn kiến thức y học truyền thống, cung cấp các lựa chọn điều trị bệnh, kết hợp khám chữa bệnh với y học hiện đại,….Từ đó mang đến chất lượng điều trị bệnh tốt hơn cũng như đóng góp vào sự phát triển của nền Y học nước nhà.

Hiện nay nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực Y sĩ y học cổ truyền đang tăng lên. Điều này dễ thấy khi ngày càng có nhiều người tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh tự nhiên lành tính. Thay vì điều trị khi bệnh đã xuất hiện, người ta đã bắt đầu tin tưởng vào việc phòng ngừa và chăm sóc sức khoẻ toàn diện với các chuyên gia y học cổ truyền. Người làm trong lĩnh vực Y học cổ truyền biết cách áp dụng các phương pháp điều trị bệnh phù hợp để cải thiện sức khoẻ bệnh nhân. Có thể nói, đây là xu hướng ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.

Cao dang y si y hoc co truyen
Chữa bệnh trong Y học cổ truyền là sự kết hợp dược liệu cùng nhiều kỹ thuật khác nhau

Cao đẳng Y sĩ y học cổ truyền

Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH về quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề đã nói rõ về Cao đẳng Y sĩ y học cổ truyền:

Y học cổ truyền trình độ cao đẳng là nghề đào tạo dựa trên nền tảng của triết học và những kiến thức y học đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều thế hệ y gia phương đông, được các danh y trong nước lưu truyền và phát triển, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.”-

Cũng theo Thông tư này, các Y sĩ hệ Cao đẳng ngành Y học cổ truyền được cung cấp các kiến thức cơ bản về Y học cổ truyền. Đồng thời, họ cần được đào tạo kỹ năng thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh thông thường. Họ phối hợp với các bác sĩ Y học cổ truyền trong công tác chăm sóc bệnh nhân bằng phương pháp cổ truyền như sử dụng thuốc Nam – Bắc, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, dưỡng sinh,…Ngoài ra họ còn tham gia công việc bào chế, kinh doanh dược liệu tại những cơ sở đúng quy định.

Y si y hoc co truyen
Y sĩ hệ Cao đẳng ngành Y học cổ truyền được cung cấp các kiến thức cơ bản về Y học cổ truyền

Cơ hội và vị trí việc làm của Y sĩ y học cổ truyền

Cơ hội, vị trí việc làm lĩnh vực Y học cổ truyền

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 1 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau:

– Khám và kê đơn thuốc y học cổ truyền;

– Bốc thuốc y học cổ truyền;

– Châm cứu;

– Xoa bóp – bấm huyệt;

– Hướng dẫn tập dưỡng sinh;

– Bào chế dược liệu;

– Kinh doanh thuốc y học cổ truyền;

– Thực hành chuyên môn y học cổ truyền trạm y tế phường (xã);

– Thực hành chuyên môn phòng chẩn trị y học cổ truyền.

Bên cạnh đó, người học Cao đẳng Y sĩ Y học cổ truyền còn phối hợp với bác sĩ Y học cổ truyền trong công tác chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở như: Bệnh viện y học cổ truyền, khoa y học cổ truyền bệnh viện đa khoa, các phòng khám, hội đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền tư nhân, trạm xá,…

Cao đẳng y học cổ truyền
Kỹ thuật châm cứu trong Y học cổ truyền

Tích luỹ kiến thức, kỹ năng nâng cao cơ hội việc làm

Để nâng cao cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Y sĩ Y học cổ truyền, người học cần trang bị thêm kiến thức, kỹ năng được quy định tại tiểu mục 2,3,4 Mục A Chương 1 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH:

  1. Kiến thức

– Giải thích được cấu trúc giải phẫu, chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người;

– Đánh giá được sự tác động của virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, các tác nhân vật lý, tác nhân hóa học, vai trò của di truyền lên cơ thể;

– Phát hiện được những trường hợp cấp cứu thường gặp tại tuyến y tế cơ sở;

– Hiểu được công dụng của các loại dược liệu thường dùng, một số bài thuốc y học cổ truyền;

– Mô tả được các phương pháp bào chế cơ bản của dược liệu y học cổ truyền;

– Mô tả được hệ thống kinh lạc, xác định đúng vị trí và trình bày được tác dụng của các huyệt thường dùng, giải thích các nguyên tắc chọn huyệt trong điều trị;

– Giải thích được kỹ thuật châm, điện châm, kỹ thuật cứu và các thủ thuật bổ tả;

– Mô tả được các động tác xoa bóp tác động lên da, cơ, xương khớp và huyệt. Giải thích tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của xoa bóp để áp dụng phù hợp trong điều trị và phòng bệnh;

– Giải thích được các nguyên tắc, phương pháp, tác dụng, chỉ định và chống chỉ định của dưỡng sinh. Mô tả được các động tác dưỡng sinh cơ bản;

– Trình bày và giải thích được các bước thăm khám, chẩn đoán, nguyên tắc điều trị, tiên lượng và dự phòng một số bệnh thường gặp theo y học cổ truyền;

– Phát hiện được các triệu chứng y học cổ truyền thường gặp trên lâm sàng;

– Trình bày được các nguyên tắc đạo đức liên quan đến chăm sóc sức khỏe và trách nhiệm pháp lý của nghề y;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

  1. Kỹ năng

– Giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng, các đồng nghiệp trong đội ngũ y tế và trong sinh hoạt khoa học;

– Sử dụng thành thạo các thuật ngữ chuyên môn của ngành y học cổ truyền trong giao tiếp với đồng nghiệp; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế;

– Lập được kế hoạch tư vấn, chăm sóc sức khỏe ban đầu và giáo dục sức khỏe cộng đồng;

– Thực hiện được các phương pháp khám bệnh, đưa ra pháp trị phù hợp, làm được hồ sơ bệnh án y học cổ truyền một cách tự tin, đầy đủ;

– Thực hiện thành thạo các quy trình kỹ thuật châm, điện châm, cứu, giác hơi trong điều trị một số bệnh thông thường;

– Thực hiện được kỹ thuật bào chế các loại dược liệu thông thường;

– Thực hiện thành thạo các động tác dưỡng sinh cơ bản, lựa chọn động tác và hướng dẫn được cho từng bệnh nhân cụ thể để phòng và trị bệnh;

– Thực hiện thành thạo các động tác xoa bóp, bấm huyệt để phòng và điều trị bệnh;

– Chỉ định đúng bài thuốc và gia giảm các vị thuốc hợp lý để điều trị một số bệnh thông thường;

– Thu thập, đánh giá, lưu trữ, sử dụng có chọn lọc các nguồn thông tin cho mục đích tự học, phát triển chuyên môn;

– Truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp cho các đồng nghiệp, hướng dẫn được cho sinh viên thực tập các kiến thức và kỹ năng về chuyên môn;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Lợi ích của việc học Cao đẳng Y sĩ Y học cổ truyền

Đối với cá nhân học tập:

  • Người học tiếp cận nhiều kiến thức Y học cổ truyền, từ thảo dược, châm cứu, massage, dưỡng sinh,…
  • Phát triển kỹ năng thực hành tốt, mở rộng cơ hội nghề nghiệp và cải thiện khả năng chăm sóc sức khoẻ
  • Phát triển tư duy toàn diện, biết cách kết hợp kiến thức y học truyền thống và hiện đại vào khám chữa bệnh
  • Cơ hội việc làm rộng mở tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm chăm sóc khám chữa bệnh
  • Có thể tự mở dịch vụ kinh doanh riêng, hoặc kết hợp vừa đi làm vừa cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà

Đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe

  • Có thêm những chuyên gia trình độ Cao đẳng Y sĩ y học cổ truyền trong bộ máy chăm sóc sức khoẻ
  • Cải thiện sức khoẻ tổng thể cho bệnh nhân, giảm áp lực lên hệ thống khám chữa bệnh
  • Bảo tồn, phát triển kiến thức y học truyền thống trong lĩnh vực y học và tại đơn vị khám chữa bệnh

Đánh giá xu hướng của lĩnh vực Y sĩ Y học cổ truyền

Y sĩ Y học cổ truyền phải bên cạnh cơ hội việc làm rộng mở còn phải đối mặt với những thách thức trong tương lai. Theo đó, Y sĩ y học cổ truyền phải tuân thủ theo đúng quy định chuẩn hoá chuyên môn trong ngành. Trước mắt ở đây là đến năm 2026, Bộ Y tế quyết định loại bỏ cán bộ trình độ Trung cấp trong hệ thống khám chữa bệnh. Vì vậy, việc học tập lên Y sĩ Y học cổ truyền hệ Cao đẳng là điều cần thiết.

Ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai, bệnh nhân là những người rất thông minh. Bên cạnh những người hiểu biết về Y học cổ truyền trong chữa bệnh thì vẫn còn nhiều người chưa thực sự hiểu và chấp nhận giá trị. Do đó, Y sĩ y học cổ truyền cần đặt mình vào vị trí của công chúng để thay đổi nhận thức và dành lấy sự tin tưởng từ họ.

Người làm và học trong ngành Y học cổ truyền cần có sự đầu tư nghiên cứu học tập, rèn luyện. Có thể xem xét tham gia vào các lớp học Cao đẳng Y sĩ y học cổ truyền để tích luỹ kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm nghề sau này. Các chương trình đào tạo tại các Trường Cao đẳng được cấp phép đào tạo hiện nay đều đảm bảo quy định Cơ quan ban ngành. Do đó, người học có thể xem xét lựa chọn đơn vị giảng dạy uy tín để theo học càng sớm càng tốt.

Tìm hiểu tuyển sinh Cao đẳng Y sĩ y học cổ truyền cần chú ý điều gì?

Người có ý định học chương trình Y sĩ y học cổ truyền trình độ Cao đẳng cần quan tâm đến các bước đăng ký tuyển sinh, yêu cầu đầu vào như thế nào, cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ gì để tham gia học tập,…Những vấn đề này sẽ được nêu rõ trong đề án tuyển sinh từng trường. Việc tìm hiểu thông tin liên quan sẽ giúp người học tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc cho việc học tập.

Hiện nay các đơn vị giảng dạy Cao đẳng Y sĩ y học cổ truyền vẫn còn hạn chế. Do các cơ quan Ban ngành vẫn chưa cấp phép theo đúng quy định pháp luật. Do đó, trước quyết định học lên cao, bạn cần cần tỉnh táo lựa chọn đơn vị đào tạo. Bởi đây chính là bước đi xây dựng nền móng tươi lai vững chắc rộng mở hơn, cần có sự đầu tư đúng đắn và nghiêm túc./

Tags: ,