Kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ nhất định phải biết 6 văn bản luật sau

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào muốn phát triển bền vững đều cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ cũng không ngoại lệ. Nếu bạn đang tìm một nơi tổng hợp tất cả văn bản pháp luật liên quan đến ngành thẩm mỹ, hãy đọc bài viết dưới đây.

1. Kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ là làm gì?

Kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ là hoạt động khai thác lợi nhuận bằng việc cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của con người.

Làm đẹp đã trở thành nhu cầu cơ bản và đa dạng của con người. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều cá nhân và tổ chức đã mở những cơ sở thẩm mỹ với những chức năng khác nhau. Về cơ bản, loại hình của cơ sở thẩm mỹ rất đa dạng, nhưng sẽ được phân chia thành 3 nhóm cơ bản.

1.1 Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp

Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp là những cơ sở hair salon ( cắt tóc, làm móng (nails), trang điểm,… Những dịch vụ này hoàn toàn không sử dụng chất gây tê khi thực hiện nghiệp vụ làm đẹp. Vì vậy, cơ sở kinh doanh nói trên không phải báo cáo hoạt động với Sở Y tế địa phương.

Nếu muốn thành lập cơ sở chăm sóc sắc đẹp như trên, bạn chỉ cần có chứng chỉ đào tạo nghề thẩm mỹ do các cơ sở hợp pháp cấp, tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh ( đăng ký hộ kinh doanh hoặc công ty) và hoạt động bình thường.

Xem thêm thông tin tuyển sinh các ngành nghề NailsMakeup tại đây!

1.2 Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ

Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ là những cơ sở như Cơ sở Spa, Chăm sóc sắc đẹp, Chăm sóc da, Phun thêu Thẩm mỹ, Xăm hình nghệ thuật…v.v không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm, những cơ sở này không phải xin giấy phép hoạt động của Sở Y tế, tuy nhiên các cơ sở Dịch vụ Thẩm mỹ này phải đăng ký hoạt động kinh doanh, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân sự..v.v.. đặc biệt lưu ý nhân sự cơ sở phải có chứng chỉ đào tạo nghề do các cơ sở đã ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP cấp mới có giá trị sử dụng và báo cáo hoạt động với Sở Y tế trước khi vào hoạt động ít nhất 10 ngày.

Kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ không dùng thuốc tê dạng tiêm không cần xin phép Sở Y tế, tuy nhiên phải báo cáo hoạt động trước khi vào hoạt động 10 ngày

Có thể bạn quan tâm: Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ theo luật mới nhất

1.3 Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ

Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ là những đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng chất, thiết bị, thuốc để can thiệp vào cơ thể con người. Hình thức hoạt động là cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, phòng khám da liễu, dịch vụ phun xăm có sử dụng thuốc tê dạng tiêm..v.v..

Kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ sử dụng thiết bị để tác động vào cơ thể

Với kiểu hình kinh doanh này, chủ cơ sở cần xin cấp giấy phép hoạt động của Sở Y tế. Có Bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn theo đúng quy định của Pháp luật.

2.6 Các văn bản Luật quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ

Dưới đây là 6 văn bản pháp luật quy định về cả 3 loại hình kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ nói trên. Đặc biệt, đối với phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ cần lưu ý tới luật phẫu thuật thẩm mỹluật khám chữa bệnh.

2.1 Nghị định nghị định 155/2018/NĐ-CP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ Y TẾ

Trong nghị định 155/2018/NĐ-CP, tại chương V, pháp luật Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ nhiều điều khoản liên quan tới nghị định 109/2016/NĐ-CP. Văn bản này quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ.

2.2 Thông tư 41/2011/TT-BYT HƯỚNG DẪN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ VÀ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Trong thông tư 41/2011/TT-BYT, cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ cần chú ý tới Điều 25 (điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa). Tại điều khoản này, pháp luật quy định chi tiết hơn về phạm vi hoạt động chuyên môn của tất cả loại cơ sở thẩm mỹ.

2.3 Thông tư 41/2015/TT-BYT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 41/2011/TT-BYT NGÀY 14/11/2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ HƯỚNG DẪN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ VÀ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Thông tư 41/2015/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của thông tư 41/2011. Điều khoản bạn cần quan tâm là Điều 7, quy định về thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề và điều chỉnh phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề.

2.4 Thông tư 43/2013/TT-BYT QUY ĐỊNH CHI TIẾT PHÂN TUYẾN CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Thông tư 43/2013/TT-BYT quy định tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh mục kỹ thuật, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như đã nói ở trên, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ cần được Sở Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật trước khi cấp giấy phép hoạt động. Vậy nên những cá nhân, tổ chức chuẩn bị thành lập dịch vụ thẩm mỹ chuyên khoa cần lưu tâm tới thông tư này.

2.5 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ vi phạm pháp luật

Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có dịch vụ thẩm mỹ. Những vi phạm cơ bản về giấy phép hoạt động kinh doanh, chuyên môn kỹ thuật. Tùy hành vi vi phạm mà mức phạt đối với cơ sở kinh doanh thẩm mỹ có thể lên tới 50.000.000 đồng.

2.6 Luật khám, chữa bệnh 2009

Luật khám chữa bệnh được ban hành năm 2009, đến nay vẫn còn hiệu lực. Luật này quy định:

  • Quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
  • Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh
  • Áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh
  • Sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh
  • Điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Tất cả những thông tư, nghị định nêu trên đều có những điều khoản ràng buộc với Luật khám, chữa bệnh 2009.

 

3. Địa điểm học và cấp chứng chỉ hành nghề ngành thẩm mỹ uy tín nhất

Nếu mục tiêu kinh doanh của bạn không chỉ dừng lại ở những cơ sở chăm sóc sắc đẹp cơ bản, điều bạn chắc chắn cần làm là bổ sung chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ cho bản thân và đội ngũ kỹ thuật viên của cơ sở mình.

Hiện nay có hàng trăm cơ sở đào tạo chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ trên toàn quốc. Tuy nhiên không phải toàn bộ cơ sở đó đều có đầu ra là chứng chỉ hợp pháp. Hãy tìm hiểu thật kỹ và tỉnh táo để lựa chọn.

Nếu bạn đang cần lời khuyên, hãy đến với Khoa thẩm mỹ – Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam. Đây là cơ sở giáo dục đào tạo nghề nghiệp trực thuộc Bộ Lao động thương binh và Xã hội. Tất cả chứng chỉ hành nghề do trường Cao đẳng công nghệ Y – Dược Việt Nam cấp đều được pháp luật công nhận.

Cơ sở đào tạo chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ uy tín trên toàn quốc

Bạn có thể tham gia khóa học tại bất kỳ đâu vì trường có 3 cơ sở trên toàn quốc:

  • Cơ sở 1: Số 116 Nguyễn Huy Tưởng, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
  • Cơ sở 2 – Cơ sở đào tạo thực hành: Số 40 Trần Cung, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 138 Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, quận 12, Hồ Chí Minh

Để được tư vấn miễn phí về thủ tục thi, cấp chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ, vui lòng liên hệ qua Hotline: 0966.988.638 (zalo)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về 6 văn bản luật cần biết khi kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ. Hy vọng bài viết sẽ giúp kế hoạch kinh doanh của bạn thuận lợi hơn.

Tags: , , , , ,