SINH VIÊN NÊN CHỌN NGÀNH DƯỢC HAY ĐIỀU DƯỠNG ĐỂ DỄ XIN VIỆC?

Việc lựa chọn ngành nghề sau khi ra trường là việc vô cùng quan trọng đối với các bạn sinh viên. Trong thời buổi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người phát triển như hiện nay, thì ngành Y tế đang được chú trọng nhiều. Câu hỏi được đặt ra là, nên chọn ngành Dược hay điều dưỡng để cơ hội làm việc dễ hơn? Hãy cùng TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ Y – DƯỢC VIỆT NAM cùng đi giải quyết vấn đề này.

Nghề nghiệp không chỉ giúp bạn đạt được vị thế trong xã hội, mà còn giúp bạn đạt được thành công trong sự nghiệp. Vì vậy, lựa chọn nghề nghiệp không chỉ có ảnh hưởng tới một cá nhân mà ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước và tương lai.Dược và điều dưỡng là 2 ngành được chào đón nhiều nhất trong thị trường việc làm hiện nay do nhu cầu về xã hội hóa. Vì thế, đã có rất nhiều các bạn trẻ đã theo học 2 ngành này để hy vọng có được một tương lai tươi sáng hơn.

Lựa chọn ngành dược hay điều dưỡng?

Ông bà ta ngày xưa luôn truyền miệng câu “Nhất y nhì dược” và cho đến ngày nay, các bạn trẻ cũng như các bậc phụ huynh vẫn dùng câu nói trên để lựa chọn con đường lập nghiệp cho mình.Cả hai ngành điều dưỡng và dược đều có trách nhiệm cứu giúp người bệnh mau chóng khỏi, đem lại hạnh phúc cho xã hội. Tuy nhiên, 2 ngành cũng có những đặc điểm riêng của từng ngành.

1. XÉT VỀ TÍNH CÁCH

Ngành Dược là nghề “bốc thuốc cứu người”, vì thế, khi học ngành dược bạn cần phải hội tụ các phẩm chất sau:

 Nắm chắc chuyên ngành, không thể phớt lờ chuyện học hành, để rồi đeo mác dược sĩ nhưng lại kê đơn sai, làm ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh.

 Kiên nhẫn – Biết cách lắng nghe. Đây là phẩm chất cần có, bởi liệu trình khám chữa bệnh là cả một quy trình, không thể “đốt cháy giai đoạn”. Cũng như, tâm sinh lý của mỗi người bệnh là khác nhau, hay kêu la, phàn nàn về bản thân khi kể bệnh. Chính vì thế, bạn cần biết cách “lắng nghe” những “nỗi đau” của bệnh nhân để có được cách điều trị đúng nhất và nhanh nhất.

 Biết cách giao tiếp. Sau khi khám, kê đơn, dược sĩ phải làm thêm công tác tư vấn về thuốc cho người bệnh. Những câu hỏi thường gặp như “thuốc nội hay ngoại” “thuốc này uống bao lâu thì khỏi” “uống thuốc này có ảnh hưởng gì tới cơ thể không” ????

Đôi lúc sẽ có những câu hỏi hơi ngây ngô nhưng dược sĩ cần thông cảm vì thuốc không phải là lĩnh vực họ biết. Chính vì thế, bạn cần bình tĩnh giải đáp với thái độ cởi mở. Điều đó sẽ giúp bệnh nhân an tâm hơn trong quá trình điều trị.

 Phải có cái Tâm. Nếu không giữ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, người bệnh sẽ là người trực tiếp bị ảnh hưởng. Vì thế, là một người dược sĩ, “lương y như từ mẫu”, bạn cần có cái Tâm trong sáng, biết quan tâm và thương người.

Học dược ra bạn có thể mở hiệu thuốc bán cho người bệnh

 

Nếu bạn hội tụ đầy đủ các tính cách trên thì lựa chọn Dược là con đường sẽ mang đến cho bạn sự thành công!

Ngược lại, nếu như bạn lựa chọn ngành điều dưỡng thì cần hội tụ các yếu tố sau:

 Chăm chỉ: Đây là yếu tố đầu tiên cần có, bởi điều dưỡng viên là người trực tiếp chăm sóc cho người bệnh, hỗ trợ bác sĩ trong công tác điều trị, từ việc đôn thúc uống thuốc tới thay băng, truyền nước,.. cho người bệnh hàng ngày, hàng giờ. Vì thế, bạn cần yêu nghề và chăm chỉ mới có thể hoàn thành công tác nhiệm vụ của mình tốt nhất.

 Kỹ năng ứng xử tốt: Ngoài việc hỗ trợ bác sĩ điều trị, chăm sóc bệnh nhân, điều dưỡng viên còn là người kề cận nhất với người bệnh, tâm sự, động viên để họ có thể vững tâm trong quá trình điều trị. Vì thế, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt cũng như cách ứng xử hợp tình, hợp lý, không quát mắng hoặc có thái độ không hay sẽ khiến người bệnh tự tin và mất tinh thần.

 Bình tĩnh. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, sẽ có nhiều trường hợp bị sốc thuốc đột ngột, co rút chân tay bất thường,… Vì thế, ngay lúc đó, điều dưỡng viên phải bình tĩnh để xử lý tạm thời, sau đó kêu gọi bác sĩ chuyên khoa tới điều trị.

 Biết cách điều phối. Mỗi điều dưỡng viên thông thường sẽ phải chăm sóc cùng lúc nhiều người bệnh. Vì thế, bạn cần biết cách điều phối thời gian, lên lịch dựa trên yêu cầu của bác sĩ để hoàn thành tốt công việc được giao.

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Cả 2 ngành Dược và Điều dưỡng là 2 ngành đào tạo ra dược sĩ, điều dưỡng viên chuyên nghiệp. Với bối cảnh trong nước không ngừng phát triển, nhu cầu khám chữa bệnh cao, tình trạng thiếu hụt y sĩ, dược sĩ tại các bệnh viện, trạm xá… tuyển tỉnh, huyện, bạn sẽ không phải quá lo lắng về việc làm sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên Khoa Điều dưỡng – Trường Cao đẳng công nghệ Y Dược Việt Nam

 

Cụ thể, nếu học Dược, bạn có thể làm các công việc sau:

  Dược sĩ bệnh viện
  Dược sĩ lâm sàng
 Dược sĩ bán thuốc
 Trình dược viên
 Giảng dạy tại các cơ sở có chuyên ngành Y dược

Nếu bạn lựa chọn học điều dưỡng, thì bạn có thể làm:

  Điều dưỡng viên trong các bệnh viện, thực hiện công tác tiếp nhận hồ sơ, lên kế hoạch chăm sóc, quản lý hồ sơ bệnh án, bảo quản thuốc, dụng cụ,…
 Tham gia các hoạt động phổ biến kiến thức phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân trong các tổ chức y tế
 Giảng dạy điều dưỡng tại các cơ sở giáo dục, trung tâm dậy nghề

Dựa trên 2 tiêu chí trên, bạn có thể đánh giá nên học ngành Dược hay Điều Dưỡng để phù hợp với bản thân hơn.
Năm 2019, Trường Cao đẳng Công nghệ Y Dược Việt Nam tuyển sinh ngànhDược và Điều dưỡng hệ Cao đẳng Chính quy theo 2 phương thức:
-Xét điểm thi THPT Quốc gia
-Xét học bạ THPT
Thí sinh có nguyện vọng xét tuyển có thể đăng ký theo 2 phương thức
+Đăng ký trực tiếp:
-Gửi học bạ THPT photo công chứng về nhà trường theo địa chỉ:
Trường Cao đẳng Công nghệ Y Dược Việt Nam

  • Trụ sở chính: Số 116 Nguyễn Huy Tưởng, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng
  • Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 12 Trịnh Đình Thảo, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú
  • Cơ sở Đắk Lăk: Số 144 Phan Chu Trinh, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
  • Cơ sở Gia Lai: Tầng 3, tòa nhà G4, Tổ 2, Phường Chi Lăng, TP. Pleiku

Điện thoại: 0966.988.638 ( Thầy Hoàng Đô)
+Đăng ký trực tuyến: ( Ưu tiên)
Tại đây: https://ydvn.edu.vn/dang-ky-xet-tuyen-truc-tuyen/
Nhà trường cam kết 100% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, nếu không bố trí được việc làm, nhà trường sẽ hoàn lại 100% chi phí đào tạo.
Chúc các bạn thành công!

 

 

 

 

 

 

 

 

Tags: , , , ,