Những năm gần đây công nghệ laser được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp làm đẹp. Các dòng máy laser trong thẩm mỹ được sử dụng trong hầu hết các spa, trung tâm chăm sóc sắc đẹp. Với các công dụng khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến như: Trị nám, tàn nhang, xóa xăm, trị mụn, xóa sẹo, triệt lông…
Tại các trung tâm làm đẹp, máy laser thẩm mỹ là một sự hiện diện không thể thiếu. Nó chiếm vị trí quan trọng trong nhiều liệu trình trị liệu, chăm sóc da. Có thể nói vai trò và tầm quan trọng của các dòng máy ứng dụng công nghệ laser là không thể phủ nhận. Nhưng cụ thể công nghệ này hoạt động thế nào? Làm sao để tận dụng, phát huy được tối đa hiệu quả. Các bạn đừng bỏ qua bài viết của Khoa Thẩm Mỹ – Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam ngay dưới đây nhé!
Contents
1.Công nghệ laser trong thẩm mỹ, spa.
Không phủ nhận hiệu quả mà laser mang lại trong y học và chăm sóc sắc đẹp. Nhưng để hiểu rõ và thấy hết được công dụng của các loại máy laser. Bạn cần hiểu rõ về các thuật ngữ cơ bản của tia laser.
Tia laser là gì?
- Theo thuật ngữ tiếng Anh, Laser có nghĩa là “Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation”. Tạm dịch là “sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức”. Laser là loại tia sáng mang năng lượng cao, khi tác động vào cơ thể sẽ có tác động tức thời, không gây di chứng.
- Khác hoàn toàn với tia X hay tia Gamma, tia sáng của Laser không bị ion hóa, nên khá an toàn với người dùng. Nó không hề gây đột biến hay các di chứng nghiêm trọng. Nên các liệu trình làm đẹp bằng máy laser trong thẩm mỹ, spa hoàn toàn an toàn.
Đặc tính của tia laser:
- Tia laser có độ định hướng cao: Tia laser phát ra chủ yếu là các chùm sáng song song. Nên khả năng chiếu xa lên tới hàng ngàn kilomet mà không bị phân tán.
- Tia laser có tính đơn sắc cao: Tia laser mang đặc tính đặc biệt của riêng mình. Đó là chùm sáng từ laser chỉ có một màu (bước sóng) duy nhất. Nhờ vậy mà chùm laser chiếu ra không bị tán xạ khi đi qua mặt phân cách của hai môi trường có chiết suất khác nhau.
- Tính đồng bộ của photon trong chùm tia laser: Khả năng phát xung của laser cực ngắn. Tính theo đơn vị ms, nano giây, pico giây… Điều này cho phép tia laser tập trung một năng lượng cực lớn trong thời gian cực ngắn.
2. Ứng dụng của máy laser trong thẩm mỹ.
Laser là một công cụ vô cùng sắc bén và mạnh mẽ, đem lại nhiều hiệu quả khác nhau trong y học và chăm sóc sắc đẹp. Tại Việt Nam, công nghệ laser được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các spa, trung tâm thẩm mỹ. Máy laser được sử dụng trong một số liệu trình phổ biến như: Trị nám, tàn nhang, chăm sóc da, trị mụn, xóa sẹo, xăm, triệt lông…
Khả năng ứng dụng phụ thuộc vào bước sóng:
Có rất nhiều loại máy laser trong thẩm mỹ. Ứng với mỗi bước sóng và độ dài của xung sẽ phân ra làm các loại máy laser thẩm mỹ khác nhau.
- Laser Q-Switched Nd-YAG với bước sóng 1.064 nm: Phù hợp để xóa bớt đen, xóa hình xăm, chân mày xăm, mí mắt xăm.
- Loại laser “xung-nhuộm màu” bước sóng 595 nm: Phù hợp trị liệu các dạng bớt sắc tố đỏ.
- Laser YAG xung dài 1.320 nm: Phù hợp trong điều trị mụn trứng cá.
- Laser YAG xung dài 1064 nm: Phù hợp cho liệu trình triệt lông, xóa gân máu, điều trị mao mạch máu. Đặc biệt là ứng dụng mới trong công nghệ làm căng da mặt, trẻ hóa làn da.
- Laser Erbium bước sóng 2940 nm: Đây là công nghệ phát tia cực nhỏ dạng Pixel. Phù hợp xóa sẹo mụn, trị nám… Còn một số loại máy laser trong thẩm mỹ với các bước sóng khác phù hợp chữa bạch biến, “vẩy nến”.
Ứng dụng của công nghệ laser ngày càng phát triển:
- Thời gian gần đây, các dòng máy laser thẩm mỹ ứng dụng công nghệ laser ngày càng hiện đại. Máy được trang bị thêm hệ thống xịt lạnh đồng bộ với quá trình phát tia. Giúp việc đưa tia laser công suất cao qua da đem lại hiệu quả cao hơn trong trị liệu. Mà không gây tổn hại đến da, không gây nóng rát, không gây sẹo trên da.
- Các loại máy laser thế hệ mới hiện nay cũng được trang bị thêm hệ thống kiểm soát an toàn. Hệ thống này được điều khiển hoàn toàn tự động bằng máy tính cùng thiết bị.
Ứng dụng làm đẹp của máy laser trong thẩm mỹ:
- Xóa bớt đen, đỏ.
- Xóa xăm các màu: Đen, xanh đen, đỏ, xóa bớt đen, xanh đen. Thậm chí các dòng máy laser trong thẩm mỹ hiện nay công nghệ laser còn có thể xóa thêm các màu khó như: Xanh lá cây, xanh da trời, xóa bớt đỏ (Port Wine Stain).
- Triệt lông, ngăn chặn quá trình phát triển của lông trong nhiều tháng liền.
- Trẻ hóa da, giúp da trơn láng, sáng hơn và giảm bề mặt sần sùi của sẹo do mụn trứng cá.
- Máy laser trị nám, tàn nhang.
- Trị liệu giãn mạch máu.
Chính bởi khả năng ứng dụng và hiệu quả đa năng mà tia laser mang lại. Nên trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại máy laser trong thẩm mỹ. Cùng là máy laser nhưng chất lượng và công năng lại có sự khác biệt. Lựa chọn loại máy laser không phù hợp, chất lượng kém… Không chỉ làm giảm hiệu quả của quá trình trị liệu. Mà còn gây ra các tác dụng phụ thậm chí là gây nguy hiểm cho khách hàng. Vậy nên hãy xem xét, tìm hiểu thật kỹ và tìm đến các địa chỉ cung cấp thiết bị thẩm mỹ uy tín. Để được tư vấn và đảm bảo về mặt chất lượng cũng như các chính sách ưu đãi đi kèm.
Hiện nay nắm bắt được nhu cầu sử dụng và học tập rất cao của các cơ sở Spa/ thẩm mỹ trên toàn quốc Khoa Thẩm Mỹ – Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam tổ chức đào tạo khóa Ứng dụng Công nghệ Laser trong chăm sóc sắc đẹp với chuyên gia Laser CNC công nghệ cao.
Khóa học được thiết kế với những nội dung đào tạo trọng tâm, thiết thực nhất cho các Spa áp dụng vào thực tế trong chăm sóc thẩm mỹ cho khách hàng.
Học viên đăng ký học tại nhà trường được thực tập với các thiết bị máy móc hiện đại nhất hiện nay, được cầm tay chỉ việc đào tạo thuần thục các kỹ năng sử dụng máy công nghệ cao Laser, ngoài ra sau khi tốt nghiệp họp viên được cấp “CHỨNG CHỈ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LASER TRONG CHĂM SÓC SẮC ĐẸP” do Trường Cao đẳng Công nghệ Y Dược Việt Nam cấp. Có giá trị pháp lý trên toàn quốc để các cơ sở Spa được phép kinh doanh, sử dụng các dịch vụ về công nghệ cao, laser thẩm mỹ.
(Mẫu chứng chỉ được cấp sau khi thí sinh hoàn thành khóa học tại nhà trường)
Học viên đăng ký học khóa đào tạo liên hệ theo SĐT sau: Zalo 0966.988.638 ( Thầy Hoàng Đô )
—————–
- Cơ sở đào tạo thực hành: Số 40 Trần Cung, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Trụ sở chính: Số 116 Nguyễn Huy Tưởng, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng
- Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 12 Trịnh Đình Thảo, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú
- Cơ sở Đắk Lăk: Số 144 Phan Chu Trinh, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
- Cơ sở Gia Lai: Tầng 3, tòa nhà G4, Tổ 2, Phường Chi Lăng, TP. Pleiku
Tags: Ngắn Han